Bulong là một thiết bị cơ khí thường được dùng để lắp ráp, nối hay liên kết các chi tiết rời rạc. Thành một hệ thống khối liền mạch. Nó hoạt động dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren và đai ốc. Mà vặn chặt chúng với nhau giúp chịu lực kéo, giữ độ ổn định trong thời gian dài sử dụng. Thế nhưng, bạn đã biết bulong hiện có những loại nào không? Tìm hiểu ngay nhé!
Đâu là những cách phân loại bulong mà bạn cần biết?
Bulong được chia làm nhiều loại khác nhau. Tùy vào cách phân loại thì có nhiều loại bu lông khác nhau. Hiện nay cũng có nhiều cách phân loại bu lông khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại bu lông thông dụng:
Phân loại bulong theo vật liệu tạo thành
Dựa theo vật liệu tạo thành, bulong được chia làm 3 loại như sau:
‒ Bu lông hợp kim màu: Với kiểu bulong này thường được làm từ đồng, nhôm hoặc kẽm. Chủ yếu sử dụng cho chế tạo máy bay, các ngành công nghiệp điện hay xử lý và sản xuất nước,...
‒ Bu lông thép cacbon thường: Loại này được chế tạo từ vật liệu thép hợp kim có thể đã trải qua quá trình xử lý nhiệt hoặc không.
‒ Bu lông inox: Là loại được chế tạo từ vật liệu thép không gỉ. Vì vậy, đa phần đều không bị ăn mòn theo thời gian và tuổi thọ trung bình cao. Nên thường được sử dụng trong những công trình sản xuất đóng tàu, tuabin gió,...
Phân loại bulong theo chức năng
Theo chức năng có thể phân bulong làm 2 loại sản phẩm, bao gồm:
‒ Bulong kết cấu: Mục đích chính của loại này là làm cho các chi tiết thường xuyên phải chịu tải trọng động gắn kết với nhau. Để duy trì ổn định trong thời gian sử dụng.
‒ Bulong liên kết: lLoại dùng để liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống nhất với nhau. Mà lực chịu tải chính nằm ở trục dọc. Đa phần loại bulong này được sử dụng trong các kết cấu tĩnh. Có chi tiết máy cố định và ít chịu tải trọng động. Kích thước của bulong liên kết đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.
Phân loại bulong theo phương pháp gia công, chế tạo
Dựa theo phương pháp gia công, chế tạo, người ta chia bu lông làm 4 loại:
‒ Bu lông thô: Loại được chế tạo từ thép tròn. Phần đầu bulong được chế tạo khá đa dạng theo kiểu dập nguội/nóng hoặc rèn. Riêng phần ren thì được cán hoặc tiện. Do độ chính xác không cao nên thường các loại bulong thô chỉ được dùng trong những chi tiết ít quan trọng. Hay làm bằng nguyên liệu gỗ.
‒ Bu lông nửa tinh: Khác với bulong thô, loại này được gia công tỉ mỉ hơn một chút ở phần đầu và trên các bề mặt để loại bỏ bavia.
‒ Bu lông tinh: Với độ chính xác cao nên loại bulong này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp.
‒ Bu lông siêu tinh: Đây là loại bulong đòi hỏi cao về độ chính xác, tỉ mỉ khi gia công. Vì vậy các mối liên kết tạo thành rất sát, có độ bám cực cao. Hầu hết được sử dụng trong các vật liệu lắp ghép có dung sai nhỏ. Hay các ngành cơ khí có yêu cầu cao, đặc biệt nào đó.