CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
KIM AN THỊNH
xây vững niềm tin - dựng uy tín vàng
0986326912
Các tiêu chí phân loại thanh ren trên thị trường

     Có nhiều loại thanh ren được sử dụng cho lắp đặt hệ thống phụ của toàn nhà. Nếu không phải người trong nghề thì không phải ai cũng phân biệt được các loại thanh ren. Cùng ứng dụng tương ứng của mỗi loại để mà có sự lựa chọn phù hợp nhất. Sự phân biệt thanh ren sẽ giúp các bạn nắm được các thông tin cơ bản. Nhờ đó mà bạn dễ dàng phân loại và lựa chọn cái phù hợp.

Những tiêu chí phân loại thanh ren giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp


     Thanh ren được sản xuất với nhiều kiểu dáng, kích thước, độ bền khác nhau. Đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Dưới đây là những tiêu chí phân loại thanh ren giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của từng sản phẩm. Để lựa chọn được thanh ren phù hợp với kết cấu công trình của mình.

Phân loại thanh ren dựa vào độ bền

Các tiêu chí phân loại thanh ren trên thị trường

     Thanh ren hiện nay được sản xuất từ nhiều vật liệu, với nhiều độ bền khác nhau. Tương ứng với khả năng chịu lực kéo tối thiểu của sản phẩm. Dưới đây là cấp bền cụ thể của thanh ren để các bạn tham khảo:

‒ Thanh ren cấp bền 3.6: Đây là loại thanh ren có cấp bền yếu nhất. Khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 300 Mpa, tương ứng với 3000 kg/cm2.

‒ Thanh ren cấp bền 4.8: Đây là loại thanh ren cấp bền trung bình. Khả năng chịu được lực kéo tối thiểu là 400 Mpa, tương ứng 4000 kg/cm2.

‒ Thanh ren cấp bền 5.6: Thanh ren có cấp bền trung bình. Khả năng chịu được lực kéo tối thiểu là 500 Mpa, tương ứng  5000 kg/cm2.

‒ Thanh ren cấp bền 8.8: Đây là loại thanh ren cường độ cao. Khả năng chịu đựng được lực kéo tối thiểu lên đến 800 Mpa, tương ứng 8000 kg/cm2.

Dựa vào tiêu chí lớp mạ

     Lớp mạ bên ngoài thanh ren quyết định độ bền đẹp của sản phẩm theo thời gian. Nếu bạn muốn lựa chọn những thanh ren có sức chịu đựng cao, phù hợp với nhiều kết cấu công trình. Thì thanh ren mạ điện phân sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

     Thanh loại ren mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chịu được khí hậu thời tiết lâu dài. Kể cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, thanh ren mạ kẽm nhúng nóng thường chỉ sản xuất với đường kính lớn từ D14 trở lên. Thông thường, loại này được sản xuất hình vuông, chuyên sử dụng trong việc thi công lắp ghép cốt pha, cốt pha trụ, cốt pha tấm, cốt pha cột,...

     Cuối cùng là thanh ren mạ đen là loại thanh ren chịu được cường độ cao. Thường sản xuất với độ bền lên đến 8.8. Bạn nên dựa vào tiêu chí phân loại thanh ren dựa trên lớp mạ. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tính chất công trình và môi trường lắp đặt.

Các tiêu chí phân loại thanh ren trên thị trường

Phân loại thanh ren dựa vào tiêu chí kích thước

     Phân loại thanh ren dựa vào tiêu chí kích thước được chia thành nhiều loại khác nhau. Từ: M6, M8, M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M27,... Trong đó, kích thước thanh ren được sử dụng phổ biến nhất gồm có: M6, M8, M10, M12. Các kí hiệu này cho người dùng biết đường kính thực của thanh ren được tính theo đơn vị là mm.

     Thanh ren có đường kính khác nhau thì khả năng chịu lực cũng sẽ khác. Do đó, khi lắp đặt, bạn nên lưu ý lựa chọn các loại ren tương ứng với tải trọng mà thanh ren có thể chịu lực được. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng cho chất lượng công trình. Đảm bảo an toàn trong suốt quy trình thi công.

Tin liên quan
công ty xây dựng phước longcông ty xây dựng khang thịnhcông ty xây dựng simonacông ty xây dựng tp

Các tiêu chí phân loại thanh ren trên thị trường

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0986326912